Minining & Construction Vietnam is part of the Informa Markets Division of Informa PLC

This site is operated by a business or businesses owned by Informa PLC and all copyright resides with them. Informa PLC’s registered office is 5 Howick Place, London SW1P 1WG. Registered in England and Wales. Number 8860726

Việt Nam sẽ thu hút dòng vốn FDI nhờ lợi thế về trữ lượng đất hiếm

26/10/2023

Việc duy trì sự gia tăng trong số lượng dự án cũng cho thấy các doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào Việt Nam đang dần hồi phục và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, với lợi thế lớn về trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới, Việt Nam cũng đang tích cực thu hút dòng vốn FDI để phát triển ngành bán dẫn.

Đứng thứ hai thế giới về trữ lượng đất hiếm

Theo “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, dự kiến trong thời kỳ đến năm 2030, Việt Nam sẽ khai thác khoảng 2 triệu tấn quặng đất hiếm nguyên khai/năm.

Ước tính trữ lượng đất hiếm của thế giới là 120 triệu tấn. Theo ước tính của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam đạt khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. 5 quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới gồm có: Trung Quốc (44 triệu tấn), Việt Nam (22 triệu tấn), Brazil (21 triệu tấn), Nga (21 triệu tấn), Ấn Độ (6,9 triệu tấn)…

Đất hiếm tại Việt Nam phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc. Khu vực này có những mỏ đất hiếm đã được thăm dò và xác định giá trị kinh tế. Khu vực Tây Bắc tồn tại rất phong phú các đá magma kiềm, á kiềm giàu các nguyên tố đất hiếm, đây là các điều kiện thuận lợi để hình thành các mỏ đất hiếm.

Các mỏ đất hiếm gốc tập trung ở Lai Châu, Lào Cai hay Yên Bái. Hiện nay, mỏ đất hiếm kiểu quặng gốc ở Lai Châu có trữ lượng lớn nhất cả nước, có thể khai thác theo quy mô công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh Lai Châu ghi nhận có 4 mỏ, điểm khoáng sản đất hiếm.

Bên cạnh đó, còn có mỏ đất hiếm dạng hấp phụ ion ở Lào Cai. Một số mỏ đất hiếm được tìm thấy ở Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Kon Tum, Lâm Đồng…

Việt Nam sẽ thu hút dòng vốn FDI nhờ lợi thế về trữ lượng đất hiếm
Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về đất hiếm – nguyên liệu chiến lược sản xuất chất bán dẫn. (Ảnh minh họa)

Theo thông tin của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, đất hiếm gồm 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Là một loại khoáng sản đặc biệt, nguyên tố đất hiếm có vai trò rất quan trọng và là vật liệu chiến lược đối với sự phát triển của các ngành kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao như điện, điện tử, quang học, laser, vật liệu siêu dẫn, chất phát quang.

Bên cạnh đó, đất hiếm được dùng để sản xuất các chất xúc tác, nam châm, hợp kim, bột mài, gốm, chất phát quang. Việc chế tạo các máy điện thoại di động, ổ đĩa cứng máy tính… không thể không dùng đất hiếm. Đất hiếm là chất không thể thiếu trong xe ô tô điện, pin lưu trữ, tấm pin mặt trời và tua bin gió…

Các nhà khoa học thì gọi đất hiếm là những nguyên tố của tương lai. Nhiều nước coi đất hiếm là vàng của thế kỷ XXI, thậm chí của cả thế kỷ XXII. Theo một số nghiên cứu, thị trường đất hiếm thế giới có trị giá khoảng 8,1 tỷ USD và sẽ tăng lên đến 14,4 tỷ USD vào năm 2025.

Đất hiếm là nguyên liệu quan trọng sản xuất chất bán dẫn cho các ngành công nghiệp cao. Với trữ lượng tài nguyên này, Việt Nam có những cơ hội, lợi thế để khai thác, hợp tác, phát triển công nghiệp bán dẫn, tham gia chuỗi cung ứng.

Việt Nam sẽ thu hút dòng vốn FDI

Trong báo cáo vừa công bố, CTCP Chứng khoán VNDirect nhận định với lợi thế lớn về trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới, Việt Nam cũng đang tích cực thu hút dòng vốn FDI để phát triển ngành bán dẫn. Đặc biệt, lĩnh vực bán dẫn là một trong những trọng tâm thảo luận trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden đến Việt Nam hồi tháng 9 vừa qua. 

Trong tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt – Mỹ, hai bên ghi nhận tiềm năng to lớn của Việt Nam trở thành quốc gia chủ chốt trong ngành công nghiệp bán dẫn, đồng thời “ủng hộ sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam”.

Việt Nam và Mỹ tuyên bố khởi động các sáng kiến phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn, trong đó Chính phủ Mỹ sẽ cấp khoản tài trợ ban đầu trị giá 2 triệu USD, cùng với các khoản hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam và khu vực tư nhân trong tương lai.

Tại Hội nghị cấp cao Việt Nam – Mỹ về Đầu tư và đổi mới sáng tạo hôm 11/9, Việt Nam cũng đề xuất các tập đoàn của Mỹ như Intel, Amkor, Marvell phát triển hệ sinh thái và tiến tới cùng đối tác Việt hợp tác nghiên cứu phát triển, thiết kế sản phẩm chíp, bán dẫn.

Ngay sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden, Thủ tướng có chuyến công tác tại Mỹ ngày 17 – 23/9. Trong chuyến công tác này, Thủ tướng đã làm việc với CEO của các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực bán dẫn. Cơ quan chức năng Việt Nam cũng ký hợp tác với một số tập đoàn Mỹ về thúc đẩy năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm và đào tạo nhân lực sản xuất chip bán dẫn.

Mới đây, dự án nhà máy sản xuất chất bán dẫn của công ty Hana Micron Vina đã được khánh thành tại Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang). Đây là dự án sản xuất chất bán dẫn đầu tiên tại miền Bắc.

Việt Nam sẽ thu hút dòng vốn FDI nhờ lợi thế về trữ lượng đất hiếm

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy dòng vốn FDI tiếp tục cải thiện trong tháng 9. Vốn FDI đăng ký tăng 3,8% so với cùng kỳ lên 2,1 tỷ USD trong khi vốn FDI giải ngân tăng 6,5% so với cùng kỳ lên 2,8 tỷ USD.

Trong quý III năm 2023, vốn FDI đăng ký tăng 43,2% so với cùng kỳ lên 6,8 tỷ USD, cải thiện đáng kể so với mức giảm 4,3% trong nửa đầu năm 2023. Vốn FDI thực hiện tăng 5,2% so với cùng kỳ lên 5 tỷ USD, cải thiện so với mức tăng nhẹ 0,5% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm nay.

Theo VNDirect, nhờ nhu cầu phục hồi tại các thị trường phát triển trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt và hàng tồn kho giảm, nhiều doanh nghiệp FDI đang lên kế hoạch thành lập dự án mới và mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Đó là nguyên nhân chính khiến dòng vốn FDI chuyển biến tích cực hơn trong quý III.

Luỹ kế  9 tháng đầu năm 2023, vốn FDI thực hiện tăng 2,2% so với cùng kỳ lên 15,9 tỷ USD trong khi vốn FDI đăng ký tăng 7,7% lên 20,2 tỷ USD.

Theo nhóm phân tích, dòng vốn FDI cải thiện sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2022, vốn FDI giải ngân vào Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 22,4 tỷ USD, chiếm 5,6% GDP danh nghĩa. So sánh với các đối thủ trong khu vực, tỷ lệ vốn FDI giải ngân/GDP danh nghĩa của Indonesia và Malaysia lần lượt là 3,5% và 9%.   

Việt Nam sẽ thu hút dòng vốn FDI nhờ lợi thế về trữ lượng đất hiếm

Vốn FDI vào Việt Nam năm 2023 dự báo vượt mức năm ngoái

Theo công bố báo cáo triển vọng kinh tế quý IV của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV),dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định và có thể vượt qua kết quả của năm 2022, nhờ vào những yếu tố hỗ trợ cả trong và ngoài nước. Xét về yếu tố nội tại, Việt Nam vẫn đang chủ động đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài bằng việc ban hành những gói hỗ trợ hấp dẫn và tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi.,.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tận dụng tốt lợi thế cạnh tranh có sẵn bao gồm tình hình kinh tế, chính trị ổn định, vị trí thuận lợi cho hoạt động đầu tư, số lượng lớn hiệp định thương mại tự do đã ký kết, lực lượng lao động  dồi dào.

Xét về các yếu tố từ bên ngoài, những thuận lợi bao gồm Việt Nam được hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Ngoài ra, sự ổn định của VND so với CNY đã khiến Việt Nam có lợi thế hơn trong việc tạo dựng niềm tin vào môi trường kinh doanh.

Yếu tố thứ hai, việc nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ kỳ vọng sẽ gián tiếp thu hút một lượng lớn dòng vốn FDI từ quốc gia này về Việt Nam. Một số nhận định đang cho rằng chuyến thăm vừa qua của Tổng thống Biden có thể tạo cơ hội hình thành làn sóng FDI thứ tư tại Việt Nam.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, cộng đồng doanh nghiệp FDI đã bày tỏ, Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng, thuộc nhóm ưu tiên đầu tư với những cam kết dài hạn.

Bên cạnh đó, niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam có xu hướng tăng trở lại khi chỉ số BCI tăng lên 45,1 điểm trong quý IIII.

Trước đó, World Bank đưa ra nhận định tương tự trong báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam mới nhất. Trong đó, tổ chức này cho biết sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực chính thu hút cam kết FDI vào Việt Nam. Bên cạnh lòng tin của các nhà đầu tư vào tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn (bất chấp sự bất định toàn cầu trong ngắn hạn), Việt Nam dường như còn được hưởng lợi từ chiến lược đa dạng hóa đầu tư.

Nguồn: Tạp chí Thương Trường

Share this post

Bạn Quan Tâm Đến

30/11/2023
Nhật muốn hợp tác với Việt Nam sản xuất chip bán dẫn, đất hiếm
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản muốn Việt –...
30/11/2023
Giá thép trong nước tăng mạnh
Giá thép hôm nay ngày 24/11/2023: Một số thương hiệu thép trong nước điều...
01/11/2023
Nghệ An hoạch định phát triển “vật liệu xanh” trong ngành xây dựng
Một trong những mục tiêu chính của chiến lược phát triển vật liệu xây...
01/11/2023
Thừa Thiên Huế chuẩn bị đấu giá nhiều mỏ khoáng sản
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt giá khởi điểm, tiền đặt...
26/10/2023
Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản: Mở ra không gian phát triển mới
Việc ban hành 3 quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản có ý...
26/10/2023
“Việt Nam sẽ là đối tác quan trọng trong thị trường đất hiếm”
Đó là nhận định của Nhà kinh tế trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Emily Blanchard...
26/10/2023
Việt Nam sẽ thu hút dòng vốn FDI nhờ lợi thế về trữ lượng đất hiếm
Việc duy trì sự gia tăng trong số lượng dự án cũng cho thấy các doanh nghiệp...
18/10/2023
Doanh nghiệp Việt Nam tìm đối tác Australia vận hành mỏ đất hiếm
Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE) có kế hoạch hợp tác với Công ty...
10/10/2023
MỎ QUẶNG HIẾM LỚN NHẤT CỦA VIỆT NAM SẮP MỞ CỬA
Người đàn ông chỉ vào khu vực mỏ quặng hiếm Đồng Pao ở tỉnh Lai Châu,...
29/09/2023
Báo cáo về niken sulfide của công ty Blackstone Minerals tại mỏ miền bắc Việt Nam đã được phê duyệt
Việt Nam đã phê duyệt báo cáo khai thác và dự trữ cho mỏ niken Tạ Khoa ở...

Đăng Ký Bản Tin

    captcha
    ĐẶT GIAN HÀNG
    ĐĂNG KÝ NGAY