Minining & Construction Vietnam is part of the Informa Markets Division of Informa PLC

This site is operated by a business or businesses owned by Informa PLC and all copyright resides with them. Informa PLC’s registered office is 5 Howick Place, London SW1P 1WG. Registered in England and Wales. Number 8860726

Khoáng sản “miếng bánh” hấp dẫn, loạt doanh nghiệp lớn muốn làm dự án tỷ USD tại Tây Nguyên

16/05/2022

Những doanh nghiệp, Tập đoàn đa ngành ngày càng xem khoáng sản, nhôm ở Tây Nguyên là “miếng bánh ngon” với tham vọng phát triển thêm lĩnh vực khai khoáng năng lượng. Do đó, nhiều Tập đoàn đã liên tiếp đề xuất đầu tư hàng loạt dự án nghìn tỷ USD vào khu vực này.

Tây Nguyên từ lâu đã được biết đến với tiềm năng lớn về năng lượng và khoáng sản lớn và đa dạng hàng đầu cả nước. Với “miếng bánh ngon”, đây là khu vực có vị trí đắc địa được nhiều doanh nghiệp có tham vọng đầu tư các dự án khai thác năng lượng lựa chọn.

Nhận thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của khu vực này, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đa ngành đã đề xuất đầu tư, lên kế hoạch rót hàng ngàn tỷ đồng vào các tỉnh Đăk Nông, Lâm Đồng thuộc Tây Nguyên.

Doanh nghiệp đổ về Đắk Nông

Mới đây nhất, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long hay Tập đoàn Việt Phương là những tập đoàn đã có kế hoạch rót hàng ngàn tỷ đồng vào các tỉnh Đăk Nông.

Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, 3 tập đoàn nêu trên đã có buổi làm việc với các lãnh đạo của tỉnh. Nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên với tiềm năng thế mạnh trong nông, lâm nghiệp; năng lượng, khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản bôxít, quặng bô-xít của Đắk Nông được phân bố ở thị xã Gia Nghĩa, các huyện Đắk G’Long, Đắk R’Lấp và Đắk Song, với trữ lượng dự đoán khoảng 5,4 tỷ tấn, trữ lượng thăm dò ước tính 2,6 tỷ tấn, hàm lượng bôxít nhôm đạt từ 35 – 40%.

Loạt tập đoàn đa ngành ngày càng xem nhôm ở Tây Nguyên là “miếng bánh ngon” với tham vọng phát triển thêm lĩnh vực khai khoáng năng lượng. (Ảnh minh họa)

Theo đó, CTCP Tập đoàn Việt Phương của doanh nhân Phương Hữu Việt đã báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông về 4 dự án đang trong quá trình khảo sát và xin chủ trương đầu tư tại tỉnh.

Cụ thể gồm: Dự án tổ hợp bôxit – alumin – nhôm Đắk Glong với diện tích 600 ha nằm trên địa bàn H.Đắk Glong, quy mô 2 triệu tấn alumin/năm; 600.000 tấn nhôm/năm; 7 dự án điện gió thuộc huyện Tuy Đức, huyện Đắk Song và huyện Đắk Glong, tổng công suất là 690 MW; dự án Khu công nghiệp Nhân Cơ 2 diện tích 400 ha tại xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 4.200 tỷ đồng.

Ngoài Tập đoàn Việt Phương, tỉnh Đắk Nông cũng đã có buổi làm việc với Tập đoàn Hòa Phát về đề xuất khảo sát đầu tư các dự án gồm: Dự án Alumin, công suất 2 triệu tấn Alumin /năm; nhà máy tuyển quặng công suất 5 triệu tấn/năm. Địa điểm xây dựng nhà máy tuyển thuộc địa phận xã Đắk D’rung, Nhà máy Alumin và Nhôm tiếp giáp 2 xã Nâm N’Jang và Trường Xuân (huyện Đắk Song).

Tập đoàn Hoà Phát đồng thời đề xuất dự án Điện phân nhôm, công suất 0,5 triệu tấn/năm và dự án Nhà máy Điện gió Hòa Phát công suất 1.500 MW xây dựng tại huyện Đắk Song và Tuy Đức.

Nếu được tỉnh Đắk Nông chấp thuận đầu tư, Tập đoàn Hòa Phát cam kết tập trung nguồn lực mạnh nhất để khởi công xây dựng với tổng kinh phí đầu tư của tổ hợp các dự án là khoảng 4,3 tỷ USD.

Doanh nghiệp “đánh lớn” vào Lâm Đồng

Theo đó, đầu tháng 4 vừa qua, một Doanh nghiệp lớn đã có văn bản gửi Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng về việc đề xuất xin chủ trương đầu tư và quy hoạch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Doanh nghiệp mong muốn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lâm Đồng, cùng các sở ban ngành liên quan chấp thuận chủ trương nghiên cứu, đề xuất đầu tư một số lĩnh vực như khai thác khoáng sản, hàng không, môi trường rừng, phát triển khu đô thị…

Cụ thể, Doanh nghiệp đề xuất đầu tư dự án điện phân Nhôm tại huyện Bảo Lâm với chức năng khu công nghiệp liên hoàn (từ quặng thô đến thành phẩm đầu cuối là sản phẩm tiêu dùng cho ngành công nghiệp xây dựng, tiêu thụ dân dụng).

Dự án gồm xây dựng, vận hành các lĩnh vực từ năng lượng sạch (điện mặt trời, điện gió, thủy điện…) đến khai thác mỏ bauxite, sản xuất alumina, điện phân nhôm aluminum và chế tạo thành phẩm đầu cuối cho công nghiệp và tiêu dùng. Quy mô dự án khoảng 2.000ha.

Dự án thứ hai là dự án thuê môi trường rừng với quy mô 350ha tại khu vực vườn quốc gia Bidoup núi Bà và những khu vực đang có rừng, rừng đã bị giảm mật độ che phủ.

Dự án thứ ba là dự án khu công nghệ tập trung tại huyện Lạc Dương kết hợp với thành phố công nghệ – Dalat Nouvo. Dự án có quy mô 15ha với chức năng khu công nghệ thông tin tập trung, thành phố mới công nghệ giáo dục.

Dự án thứ tư là khu đô thị sinh thái thông minh, nghỉ dưỡng cao cấp với 3 khu vực. Trong đó, khu vực 1 (quy mô khoảng 1.000ha) đặt tại sân bay Cam Ly với chức năng trung tâm CBD, nghỉ dưỡng cao cấp, kết hợp sân bay trực thăng cá nhân; trung tâm dịch vụ tài chính, giải trí, hội họp cao cấp của Việt Nam và khu vực Tây Nguyên.

Khu vực 2 (quy mô khoảng 800ha tại khu vực hồ Chiến Thắng, TP. Đà Lạt) có chức năng đô thị cao cấp phục vụ nhu cầu ở giãn dân của TP. Đà Lạt và khu vực 3 (khoảng 150ha tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm) có chức năng resort bảo tồn đa dạng sinh học.

Loạt doanh nghiệp muốn làm khu đô thị logistics sân bay Liên Khương với quy mô 500ha.

Dự án thứ năm là khu đô thị logistics sân bay Liên Khương với quy mô 500ha. Doanh nghiệp dự kiến đầu tư đầu tư nhà ga hành khách với công suất 12 triệu khách/năm và chuyển đổi thành sân bay quốc tế với nhiều bãi đỗ máy bay, cargo terminal, kho lạnh, khu logistic, kho hàng hóa thương mại điện tử, trung tâm đào tạo hàng không…

Dự án thứ sáu là đấu giá khu thương mại dịch vụ hỗn hợp tại khu vực Hồ Xuân Hương với quy mô 9,3ha. Theo đề xuất của Doanh nghiêp, nơi đây có chức năng trung tâm thương mại, tài chính và dịch vụ được xây dựng, vận hành bởi các tập đoàn mạnh nhất trong và ngoài nước.

Sovico cam kết chuẩn bị đầy đù nguồn lực về nhân sự chuyên môn cao và tài chính để nhanh chóng triển khai các dự án nêu trên, qua đó góp phần vào việc tạo lập hệ sinh thái hạ tầng của trên địa bàn tỉnh, tạo nền tàng phát triển kinh tế, đóng góp cho ngân sách của tỉnh, thu hút nhân lực quốc tế chất lượng cao, giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương và thúc đẩy tăng trưởng thu hút đầu tư quốc tế.

Doanh nghiệp cũng xin đề xuất tài trợ quy hoạch phát triển kinh tế, chính trị, xã hội tình Lâm Đồng giai đoạn 2022 – 2030 tầm nhìn đến 2050 đồng thời đề xuất tỉnh Lâm Đồng xem xét chấp thuận về nguyên tắc tiền khả thi và địa điểm thực hiện dự án đầu tư nêu trên.

Doanh nghiệp cũng đề xuất địa phương chấp thuận cho phép được khảo sát, nghiên cứu và lập quy hoạch phân khu chức năng tỷ lệ 1/2.000, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của các dự án nêu trên; cho phép triền khai các công tác kỹ thuật như đánh giá tác động môi trường, đo đạc bản đồ địa hình, địa chính phục vụ việc lập hồ sơ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.

Sovico cũng đề xuất tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các đơn vị có liên quan, cập nhật các dự án nêu trên vào quy hoạch tinh Lâm Đồng giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn 2050; xem xét tham mưu, cập nhật các dự án đã có quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 đưa vào kế hoạch sử dụng đất của địa phương và đề xuất danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất, báo cáo UBND tỉnh xem xét trình HĐND tỉnh theo quy định…

Liên quan đến đề xuất về các dự án nêu trên của doanh nghiệp, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng vừa có văn bản ý kiến gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP. Đà Lạt, UBND huyện Đức Trọng, Bảo Lâm, Lạc Dương.

UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan làm việc trực tiếp với Doanh nghiệp để nghiên cứu lựa chọn một số nội dung quan trọng, đề xuất đảm bảo quy mô, nguồn lực thực hiện phù hợp và không trùng lấn với dự án đầu tư hoặc đồ án quy hoạch đã được UBND tỉnh chấp thuận.

Địa phương này dự kiến sẽ có buổi làm việc với Doanh nghiệp để xem xét đề nghị lập đề xuất dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh vào chiều ngày 6/5 tới đây.

Nguồn: thuongtruong.

Share this post

Bạn Quan Tâm Đến

29/03/2023
Nhiều cơ hội phát triển ngành thép phục vụ công nghiệp chế biến, chế tạo
Theo dự báo của Bộ Công Thương, tổng nhu cầu thị trường các ngành chế tạo...
27/02/2023
Việt Nam-Lào thúc đẩy hợp tác về lĩnh vực năng lượng, mỏ và khoáng sản
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Năng lượng và...
17/02/2023
Hướng đi mới trong phát triển kinh tế tuần hoàn
Theo đánh giá của ngành Than, trung bình mỗi năm, khối lượng đổ thải trên...
09/01/2023
Ngành thép trong nước sẽ có nhiều cơ hội phục hồi
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá thép trong nước đang ghi nhận...
05/01/2023
Khai thác địa chất, khoáng sản bền vững đáp ứng tình hình mới
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cần tăng cường kỷ luật, kỷ...
04/01/2023
Ngành Than: Chiến lược bền vững: Chuyển từ “nâu” sang “xanh”
Được xem là chủ thể trong chiến lược chuyển đổi phương thức phát triển...
30/12/2022
[INFOGRAPHIC] TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2022
BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC Kinh tế – xã hội nước ta năm...
15/12/2022
Năm đạt doanh thu kỷ lục của ngành Than
Dù khó khăn do dịch bệnh COVID-19 và tình hình thế giới diễn biến phức tạp,...
13/12/2022
Quảng Ninh: Tái sử dụng đất đá thải mỏ giúp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng...

Đăng Ký Bản Tin

    captcha
    ĐẶT GIAN HÀNG
    ĐĂNG KÝ NGAY