Minining & Construction Vietnam is part of the Informa Markets Division of Informa PLC

This site is operated by a business or businesses owned by Informa PLC and all copyright resides with them. Informa PLC’s registered office is 5 Howick Place, London SW1P 1WG. Registered in England and Wales. Number 8860726

Gia tăng trữ lượng dầu khí đáp ứng mục tiêu phát triển năng lượng quốc gia

08/04/2021

Ngày 11-2-2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất của ngành Dầu khí trong những năm tới là phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí.

Sau gần 5 năm triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23-7-2015 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, ngành Dầu khí Việt Nam với nòng cốt là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã cơ bản hoàn thành nhiều mục tiêu và chỉ tiêu về khai thác dầu thô, tiêu thụ khí, sản xuất các loại sản phẩm xăng dầu, điện, đạm, các chỉ tiêu về tài chính.

Nghị quyết 41-NQ/TW nêu rõ, mục tiêu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 là phát triển ngành Dầu khí thành ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng, then chốt, hoàn chỉnh, đồng bộ, bao gồm tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu; góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong bối cảnh ngành Dầu khí còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, sự ra đời của Nghị quyết 41-NQ/TW đã tạo động lực bứt phá cho sự tăng trưởng của ngành Dầu khí Việt Nam cũng như định hướng chiến lược cho sự phát triển của PVN.

Những năm qua, với nỗ lực không ngừng nghỉ, PVN cùng các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí đã triển khai các định hướng, giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, trong đó, tập trung vào các lĩnh vực chính: Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; công nghiệp khí; chế biến dầu khí; tồn trữ và phân phối các sản phẩm dầu khí; dịch vụ dầu khí, đặc biệt là dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao. Mục tiêu quan trọng nhất được đề ra trong chiến lược phát triển của PVN là đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò dầu khí, tăng cường đầu tư ở khu vực nước sâu, xa bờ, gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời tích cực đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm có hiệu quả kinh tế; tăng cường nghiên cứu tìm kiếm, mở rộng thăm dò các nguồn năng lượng phi truyền thống; chú trọng phát triển hóa dầu, chế biến sâu các sản phẩm khí và dịch vụ dầu khí chất lượng cao.

Bên cạnh đó, ngành Dầu khí đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia. Theo đánh giá trong Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ngành Dầu khí đã có bước phát triển đồng bộ trong tất cả các phân ngành, lĩnh vực; bám sát định hướng và đạt được nhiều mục tiêu đề ra. Đặc biệt, công nghiệp khai thác dầu khí và lọc hóa dầu phát triển mạnh. Ngành Dầu khí đã xây dựng, hình thành được một số cơ sở lọc hóa dầu quy mô lớn như Dung Quất, Nghi Sơn…

Nghị quyết số 55-NQ/TW định hướng: Nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới, ngành Dầu khí nói chung, PVN nói riêng, cần huy động tối đa mọi nguồn lực, tập trung hoàn thành mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2021-2030). Theo đó, đến năm 2030, ngành Dầu khí cung cấp khoảng 175-195 triệu tấn dầu quy đổi, đến năm 2045 khoảng 320-350 triệu tấn quy dầu.

Đến năm 2030, ngành Dầu khí cung cấp khoảng 175-195 triệu tấn dầu quy đổi, đến năm 2045 khoảng 320-350 triệu tấn quy dầu. PVN và các doanh nghiệp cần chủ động, chuẩn bị đầy đủ các cơ sở hạ tầng, năng lực để nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khoảng 8 tỉ m3 vào năm 2030 và khoảng 15 tỉ m3 vào năm 2045.

Bên cạnh việc bảo đảm nguồn cung năng lượng, các cơ sở lọc hóa dầu phải đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu trong nước; bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng. Đồng thời, PVN và các doanh nghiệp cần chủ động, chuẩn bị đầy đủ các cơ sở hạ tầng, năng lực để nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khoảng 8 tỉ m3 vào năm 2030 và khoảng 15 tỉ m3 vào năm 2045.

PVN cần có các giải pháp cụ thể, hiệu quả để đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển; nâng cao hệ số thu hồi, tận thu các mỏ nhỏ, khối sót cận biên. Song song với đó, PVN tiếp tục rà soát, có chiến lược chủ động và hiệu quả trong hợp tác về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài.

PVN cần tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ LNG; tiếp tục thu hút đầu tư trong lĩnh vực lọc hóa dầu theo hướng chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm xăng dầu, chủ động đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu. Đồng thời, PVN phát triển nhiệt điện khí theo hướng ưu tiên sử dụng nguồn khí trong nước; chú trọng phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng LNG, đưa điện khí dần trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống.

Ngoài ra, PVN cũng cần tích cực nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về địa chất và áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật để mở rộng phạm vi khảo sát đối với các dạng năng lượng mới như dầu khí đá phiến, khí hydrate (băng cháy) để sớm triển khai đánh giá tổng thể, đẩy nhanh khai thác thử nghiệm khi điều kiện cho phép.

Bên cạnh những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện các nhiệm vụ đối với PVN cũng như các doanh nghiệp dầu khí nói riêng, doanh nghiệp năng lượng nói chung, cần phải có các hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Đồng thời, cần sớm hoàn thiện khung pháp lý liên quan, sửa đổi, hoàn thiện các luật chuyên ngành về dầu khí, điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và các luật khác liên quan đến ngành năng lượng để làm cơ sở thực hiện hiệu quả hơn cơ chế thị trường, hướng đến hoàn thành các mục tiêu chiến lược trong giai đoạn phát triển mới của ngành Dầu khí.

Nguồn: PetroTimes

Share this post

Bạn Quan Tâm Đến

09/01/2023
Ngành thép trong nước sẽ có nhiều cơ hội phục hồi
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá thép trong nước đang ghi nhận...
04/01/2023
Ngành Than: Chiến lược bền vững: Chuyển từ “nâu” sang “xanh”
Được xem là chủ thể trong chiến lược chuyển đổi phương thức phát triển...
30/12/2022
[INFOGRAPHIC] TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2022
BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC Kinh tế – xã hội nước ta năm...
15/12/2022
Năm đạt doanh thu kỷ lục của ngành Than
Dù khó khăn do dịch bệnh COVID-19 và tình hình thế giới diễn biến phức tạp,...
13/12/2022
Quảng Ninh: Tái sử dụng đất đá thải mỏ giúp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các ảnh hưởng...
06/12/2022
THACO tiến thêm một bước vào sân chơi bauxite
THACO đã tiến thêm một bước trong dự án tuyển bauxite và chế biến Alumin tại...
02/12/2022
TKV khởi động khai thác, thu hồi đất đá thải mỏ
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa tổ chức Lễ...
30/11/2022
Đổi mới công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng: Đòi hỏi cấp thiết
Các DN trong lĩnh vực vật liệu xây dựng (VLXD) cần đổi mới công nghệ,...
28/11/2022
Xây dựng chiến lược quản lý khai thác khoáng sản giai đoạn mới
Dựa trên những hạn chế vì các nguyên nhân khách quan, chủ quan, Tổng cục...

Đăng Ký Bản Tin

    captcha
    ĐẶT GIAN HÀNG
    ĐĂNG KÝ NGAY